Giỏ Hàng

Kích thước khổ giấy A0- A1 - A2 -A3- A4- A5- A6 là bao nhiêu

Mục lục

Kích thước khổ giấy phổ biến nhất trong in ấn hiện nay

Kích thước khổ giấy quy chuẩn  trong in ấn văn phòng, in ấn quảng cáo được sử dụng phổ biến hiện nay mà chúng ta thường gặp như A0 A1 A2 A3 A4 A5 A6. Vậy tại sao lại có những khổ giấy này và tại sao gọi tên như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Vì sao có các loại kích thước khổ giấy?

Các dòng máy in ấn, máy photo, máy in màu hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chất lượng, nguồn gốc sản xuất. Vì vậy, cần phải có một quy cách chuẩn mực về các kích thước  khổ giấy in để có thể sử dụng phổ biến, thuận tiện và linh hoạt nhất.

Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung - DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada.

Những tiêu chuẩn về kích thước khổ giấy bạn cần biết 

Các tiêu chuẩn chi tiết bao gồm:

  • Kích thước giấy quy định viết chiều ngắn hơn trước.
  • Các khổ giấy trong các dãy A, B,C đều được thiết kế hình chữ nhật. Lưu ý tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1,414.
  • Quy chuẩn chi tiết về diện tích của khổ A0 là 1m2. Các cạnh của khổ giấy kích thước A0 phải được xác định là 841×1189 mm.
  • Các khổ trong cùng dãy có thể đa dạng, song cần đảm bảo khổ giấy được theo thứ tự xác định lùi. Cụ thể, khổ giấy sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ giấy trước. Cách chia đơn giản nhất là chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn để hình thành ra khổ sau.
  • Các khổ của dãy B là các khổ giấy chuyên biệt. Chúng được suy ra theo công thức: khổ giấy B bằng trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ giấy dãy A.
  • Các khổ của dãy C được tính theo khổ dãy A và B. Công thức tính được thiết lập bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng.

 

Tại sao cần tìm hiểu kích thước khổ giấy trong in ấn hiện nay?

Trong lĩnh vực in ấn : in ấn văn phòng, in ấn quảng cáo, việc hiểu biết kích cỡ giấy sử dụng phổ biến nhất sẽ giúp chúng ta có những lợi ích như:

  • Giúp người dùng lựa chọn được kích thước giấy phù hợp theo thứ tự công việc cần thực hiện.
  • Đảm bảo những nội dung cần được thể hiện đầy đủ trên mặt giấy, tăng tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp của người in ấn.
  • Lựa chọn đúng kích thước các khổ giấy sẽ tiết kiệm thời gian cho người thực hiện hoạt động in ấn.

Có bao nhiêu loại kích thước khổ giấy phổ biến nhất hiện nay? Các loại kích thước giấy quy chuẩn có kích cỡ là bao nhiêu?

Kích thước các loại khổ giấy A là bao nhiêu, đơn vị đo lường kích thước khổ giấy A là gì?

Kích thước khổ giấy A là : A0 A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 A13 với đơn vị đo khổ giấy này là milimet(mm) . Thông thường các khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 A5 A6 là các kích thước giấy tiêu chuẩn trong các loại khổ giấy A được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực in ấn hơn là các khổ A7 A8 A9 A10. Ngoài ra đối với từng lĩnh vực in ấn sẽ có các loại khổ giấy thường sử dụng:

In ấn bản vẽ, poster: thường sử dụng khổ giấy A0 A1 A2 A3

In ấn văn phòng: thường sử dụng A3 A4 A5 A6

Kích thước khổ giấy A0 /  841 mm x 1189 mm kích thước khổ A0 quy chuẩn

Kích thước khổ giấy A0 là khổ giấy có kích thước lớn nhất có thể bao quát được các khổ giấy từ A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 nhưng với tên gọi làm ta có thể nhầm tưởng là khổ nhỏ nhất. Tổng diện tích của khổ A0 gần 1m2, chuyên dùng trong in ấn  bản vẽ

Kích thước khổ giấy A1- A2 / 594 mm x 841 mm kích thước A1

/ 420 mm x 594 mm kích thước A2

Khổ A1 - A2  là khổ giấy phù hợp với các poster quảng cáo, thông báo, tuyên truyền.

Kích thước khổ giấy A3- A4 / 297 mm x 420 mm kích thước A3 / 210 mm x 297 mm kích thước A4

Khổ A3

Đây là loại sử dụng phổ biến trong môi trường mỹ thuật, hội họa của các học sinh, họa sĩ. Ngoài ra cũng được sử dụng trong văn phòng dùng để in ấn giấy khen, bản vẽ, tài liệu ..

Khổ A4

Đây là loại sử dụng nhiều nhất trong các ngành nghề và là một trong những khổ giấy không thể thiếu trong các tiện ích của cuộc sống bởi kích thước khổ giấy A4 phù hợp với nhiều tiêu chuẩn. Trong ngành quảng cáo thì A4 dùng để in tờ rơi và các ấn phẩm văn phòng dùng trong các trương trình marketing. Trong ứng dụng văn phòng dùng để in ấn các tài liệu. 

Kích thước tiêu chuẩn khổ giấy A5 / 148mm x 210mm

Khổ A5 cũng là một khổ giấy thông dụng trong môi trường văn phòng, thường được in các biên nhận, phiếu thu - chi, hóa đơn, tờ rơi, tờ bướm quảng cáo ..

Ngoài khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 A5 có các loại kích thước khác như:

  • Kích thước của khổ giấy A6 là 105mm×148mm.
  • Kích thước của khổ giấy A7 là 74mm×105mm.
  • Kích thước của khổ giấy A8 là  52mm×74mm.
  • Kích thước của khổ giấy A9 là 37mm×52mm.
  • Kích thước của khổ giấy A10 là 26mm×37mm.
  • Kích thước của khổ giấy A11 là 18mm×26mm.
  • Kích thước của khổ giấy A12 là 13mm×18mm.
  • Kích thước của khổ giấy A13 là 9mm×13mm.

 

Kích thước khổ giấy B

 

  • Kích thước của khổ giấy B0 là 1000×1414 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B1 là 707×1000 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B2 là 500×707 mm.
  • Kích thước của  khổ giấy B3 là 353×500 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B4 là 250×353 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B5 là 176×250 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B7 là 88×125 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B8 là 62×88 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B9 là 44×62 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B10 là 31×44 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B11 là 22×31 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B12 là 15×22 mm.

 

Kích thước khổ giấy C

  • Kích thước của khổ giấy C0 là 917×1297 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C1 là 648×917 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C2 là 458×648 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C3 là 324×458 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C4 là 229×324 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C5 là 162×229 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C6 là 114×162 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C7 là 81×114 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C8 là 57×81 mm.

Kích thước khổ giấy D và E

Ngoài ra còn có khổ giấy D và E, tuy nhiên ở Việt Nam, các khổ này rất ít sử dụng mà chúng ta sử dụng nhiều nhất là A4.

Sau bài viết trên hãy tham khảo, lựa chọn kích thước phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo tính hiệu quả thực hiện.